Bộ Cá đuối điện

Bộ Cá đuối điện
Thời điểm hóa thạch: Eocene–Recent[1]
Є
O
S
D
C
P
T
J
K
Pg
N
Torpedo marmorata
Narcine bancroftii
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Chondrichthyes
Phân lớp (subclass)Elasmobranchii
Liên bộ (superordo)Batoidea
Bộ (ordo)Torpediniformes
Các họ

Narcinidae
Torpedinidae
Narkidae

Hypnidae

Bộ Cá đuối điện (danh pháp khoa học: Torpediniformes) là một bộ cá sụn. Chúng được biết tới vì khả năng phát điện, với hiệu điện thế từ 8 đến 220 vôn, có thể dùng để làm bất tỉnh con mồi hay để tự vệ, tùy thuộc vào loài.[2] Có 69 loài được chia ra hai họ.

Các thành viên được biết đến nhiều nhất thuộc chi Torpedo. Tên của chi này xuất phát từ tiếng Latin torpere, nghĩa là "làm tê liệt" hoặc "làm cứng đờ".

Với con người

Khả năng phát điện của cá đuối điện đã được biết đến từ thời cổ đại. Người Hy Lạp dùng cá đuối điện để làm tê sự đau đớn vì sinh con.[2] Dòng điện của cá đuối điện thông thường đã được một thầy thuốc La Mã là Scribonius Largus ghi nhận có tác dụng chữa bệnh đau nhức đầu và gout trong cuốn sách của ông mang tựa Compositiones Medicae vào năm 46.[3]

Phân loại

Khoảng 60 loài cá đuối điện được nhóm thành 12 chi trong 2 họ.[4][5]

  • Họ Narcinidae
    • Phân họ Narcininae = Narcinidae sensu stricto
    • Phân họ Narkinae = Narkidae
      • Chi Crassinarke: 1 loài (Crassinarke dormitor).
      • Chi Electrolux: 1 loài (Electrolux addisoni).
      • Chi Heteronarce: 4 loài.
      • Chi Narke: 3 loài.
      • Chi Temera: 1 loài (Temera hardwickii).
      • Chi Typhlonarke: 2 loài.
  • Họ Torpedinidae
    • Phân họ Hypninae = Hypnidae
      • Chi Hypnos: 1 loài (Hypnos monopterygius).
    • Phân họ Torpedininae = Torpedinidae sensu stricto
      • Chi Torpedo: 22 loài.

Một số loài cá đuối điện

Tại Việt Nam

Ở Việt Nam có các loài sau

  • Narcine brevilabiata: Cá đuối điện mũi hếch.
  • Narcine lingula: Cá nức.
  • Narcine maculata: Cá đuối điện chấm.
  • Narcine prodorsalis: Cá đuối điện đốm.
  • Narcine timlei: Cá thụt.
  • Narke dipterygia: Cá đuối điện chấm trắng.
  • Narke japonica: Cá đuối điện Nhật Bản.
  • Temera hardwickii: Cá đuối điện.

Loài cá đuối điện Bắc Bộ (Narcine tonkinensis) được ghi trong Sách đỏ Việt Nam[6], nhưng không thấy ghi nhận trong FishBase.

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ "Torpediniformes". FishBase. Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Phiên bản {{{month}}} năm 2011. N.p.: FishBase, 2011.
  2. ^ a b Martin, R. Aidan. Electric Rays. ReefQuest Centre for Shark Research. Retrieved on ngày 12 tháng 10 năm 2008.
  3. ^ Theodore Holmes Bullock; Carl D. Hopkins; Richard R. Fay (ngày 28 tháng 9 năm 2006). Electroreception. Springer Science & Business Media. tr. 6. ISBN 978-0-387-28275-6.
  4. ^ Nelson, J.S. (2006). Fishes of the World . John Wiley. tr. 69–82. ISBN 0-471-25031-7.
  5. ^ Compagno L.J.V., P.R. Last, J.D. Stevens, M.N.R. Alava, 2005. Checklist of Philippine Chondrichthyes. CSIRO Marine Laboratories, Rept. 243. 101 tr.
  6. ^ Cá đuối điện Bắc Bộ

Liên kết ngoài

  • electric ray -- Britannica Concise Encyclopedia Online Article
  • List of Species called "electric ray" Lưu trữ 2006-12-16 tại Wayback Machine
Tiêu đề chuẩn Sửa dữ liệu tại Wikidata
  • BNF: cb13334087k (data)
  • LCCN: sh2007005422
Thẻ nhận dạng đơn vị phân loại