Chết do quạt

Quạt máy tại Hàn Quốc có nút hẹn giờ.

Chết quạt hay chết do quạt (tiếng Anh: Fan death) là một khái niệm giả khoa học mà nhiều người tin tại Hàn Quốc, nói rằng nếu một người nào đó ngủ trong một phòng kín với một cái quạt máy được mở suốt đêm, họ có thể sẽ bị chết (do bị ngạt, thở khí độc, hay cơ thể giảm nhiệt). Vì thế, các quạt máy được sản xuất và bán tại Hàn Quốc thường có công tắc hẹn giờ để người dùng điều chỉnh để tự động tắt trong một thời gian cố định.

Các niềm tin

Những người tin vào hiện tượng chết quạt đã đưa ra nhiều cách để giải thích làm cách nào cái quạt máy có thể giết người. Tuy nhiên, vì các lý do nêu sau, những niềm tin này lại đi ngược lại với logic và khoa học:

  • Quạt máy tạo ra chân không trong phòng, hút hết oxygen, làm người ngủ không thở được. Giải thích này đi ngược lại với định luật bảo toàn khối lượng vì quạt máy không thể đủ mạnh để thay đổi áp suất trong phòng.
  • Quạt máy làm nát hết các phần tử oxygen, cho nên không còn oxygen để thở. Giải thích này đi ngược lại với các tính chất của khí.
  • Quạt máy quay sử dụng hết oxygen và thải ra khí carbon dioxide, khiến người trong phòng chết ngạt.[1] Giải thích này vô lý vì quạt máy không thay đổi cấu tạo không khí.
  • Nếu quạt máy để trước mặt người ngủ, nó sẽ hút hơi đi và không cho người đó thở. Giải thích này không đúng vì khi quạt máy được để trước mặt, nó sẽ đưa không khí đến chứ không hút đi.
  • Quạt máy làm tăng/giảm nhiệt độ cơ thể có gây ra tử vong.[1]

Quan điểm của chính phủ

Trong trang số 33 của sổ tay hướng dẫn văn hóa dành cho người lao động nước ngoài tại Hàn Quốc, được xuất bản bởi Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Hàn Quốc có viết:[2]

Vào mùa hè nóng nực bật quạt ngủ, có trường hợp do thiếu không khí hay chứng hạ nhiệt độ cơ thể mà đã tử vong, hoặc xảy ra hỏa hoạn do quạt bị quá nóng. Khi mua quạt điện nên chọn loại có hẹn giờ và trước khi ngủ để hẹn giờ khoảng 1 đến 2 tiếng thì sẽ tránh được tai nạn. Đóng tất cả các cửa sổ rồi bật quạt mà ngủ thì sẽ rất nguy hiểm. Đừng quên hãy hé cửa hay mở cửa sổ để thông gió.

Ban Bảo vệ Người Tiêu dùng Hàn Quốc (KCPB), một cơ quan chính phủ trong năm 2006 cũng đã đưa ra cảnh báo người tiêu dùng rằng "ngạt thở do quạt máy và máy điều hòa không khí" là một trong năm tai nạn hay thương vong phổ biến nhất vào mùa hè tại Hàn Quốc, theo tài liệu họ thu nhập được.[3] Theo KCPB:

Nếu thân thể tiếp cận với quạt máy điện và máy điều hòa không khí quá lâu, thân thể sẽ bị mất nước và giảm nhiệt. Nếu trực tiếp gặp hơi từ quạt, có thể dẫn đến tử vong vì quá nhiều dioxide carbon hay quá ít oxygen. Nguy cơ sẽ cao hơn cho các người cao tuổi và những người có vấn đề trong hệ hô hấp. Trong năm 2003 đến 2005, có tổng cộng 20 ca liên quan đến việc mở quạt máy và máy điều hòa không khí trong lúc ngủ. Để tránh bị ngạt, nên để hẹn giờ, quay chuyển chiều gió, và để cửa mở.

Báo chí

Hằng năm, cứ vào mùa hè, báo chí Hàn Quốc sẽ liên tục đăng tải các tin tức về những vụ chết quạt, vì thế nên người Hàn Quốc vẫn thường nghĩ rằng người ta có thể bị quạt máy giết chết. Khi họ được biết người ở các nước khác không có hiện tượng này, một số người đã giải thích rằng người Hàn Quốc có những sinh lý đặc biệt riêng.[1]

Năm 2007, khi một phóng viên của đài KBS đưa ra thí nghiệm cho thấy quạt không thể giết người, nhiều người đã phản ứng tại website của đài, kể lại chuyện họ xém bị chết vì quạt, đồng thời bắt người phóng viên phải gánh trách nhiệm lần kế tiếp có người bị chết quạt.[4]

Chú thích

  1. ^ a b c Adams, Cecil (ngày 12 tháng 9 năm 1997). “"Will sleeping in a closed room with an electric fan cause death?"”. The Straight Dope. Chicago Reader, Inc. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2007.
  2. ^ Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Hàn Quốc. “Sổ tay văn hóa dành cho người lao động nước ngoài - Vietnam”. tr. 33.
  3. ^ “Beware of Summer Hazards!” (Thông cáo báo chí). Korea Consumer Protection Board (KCPB). ngày 18 tháng 7 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2007.
  4. ^ Jason Strother (ngày 29 tháng 8 năm 2007). “South Korean urban legend”.
  • x
  • t
  • s
Tử / Chết và các chủ đề liên quan
Y học
Chết tế bào
  • Hoại tử
    • Hoại tử mạch máu
    • Hoại tử đông
    • Hoại tử nước
    • Hoại thư
    • Hoại tử bã đậu
    • Hoại tử mỡ
    • Hoại tử dạng tơ huyết
    • Hoại tử thùy tạm thời
  • Sự chết theo chương trình của tế bào
    • Sự tự hủy của tế bào
    • Sự tự thực của tế bào
    • Anoikis
    • Chết rụng tế bào
    • Chết rụng tế bào nội tại
  • Tự phân hủy
  • Màng môi hoại tử
  • Tế bào sinh miễn dịch chết
  • Tế bào chết do thiếu máu cục bộ
  • Sự kết đặc tế bào
  • Sự vỡ nhân tế bào
  • Sự tiêu nhân
  • Thảm họa phân bào
  • Gen tự sát
Danh sách
Tỷ lệ tử vong
  • Tử vong ở trẻ em
  • Định luật tử vong Gompertz–Makeham
  • Tử vong ở trẻ sơ sinh
  • Chết sản phụ
  • Chết sản phụ trong tiểu thuyết
  • Sự dịch chuyển tỷ lệ tử vong
  • Tử suất
    • Tỷ lệ tử vong được điều chỉnh theo rủi ro
  • Mức độ tử vong
  • Tử vong chu sinh
  • Chết non
Bất tử
Sau khi
chết
Xác chết
Các giai đoạn
Sự bảo tồn
Xử lý
xác người
  • Hiến tặng cơ thể
  • Co thắt tử cung sau khi chết
  • Sinh ra trong quan tài
  • Cương cứng sau khi chết
  • Phẫu tích
  • Gibbeting
  • Nhiệt lượng sau khi chết
  • Khoảng thời gian sau khi chết
Khía cạnh
khác
Siêu linh
Pháp lý
Trong
nghệ thuật
Lĩnh vực
liên quan
Khác
  • Thể loại Thể loại