Người A Xương

Achang
Váy của phụ nữ dân tộc A Xương
Tổng dân số
~29,000
Khu vực có số dân đáng kể
Trung Quốc, chủ yếu tập trung ở tỉnh Vân Nam, dân số nhỏ hơn ở Miến Điện
Ngôn ngữ
Tiếng A Xương, tiếng Tiên Điểu (仙岛) (SIL, khan31tao31), tiếng Miến Điện, và Quan thoại Tây Nam
Tôn giáo
Phật giáo Nguyên thủy, Đạo giáo, và sự kết hợp giữa thuyết vật linhtín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
Sắc tộc có liên quan
người Bamar, người Rakhine, và nhóm dân tộc thuộc ngữ hệ Hán-Tạng

Người A Xương (chữ Hán: 阿昌族), còn gọi là người Nga-xương, Ngạc-xương, Ngac'ang hay Maingtha, là một dân tộc thiểu số thuộc 56 nhóm dân tộc được Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chính thức công nhận.

Dân tộc A Xương có vào khoảng 33.936 người (thống kê năm 2000), chủ yếu sống ở Lũng Xuyên, Lương Hà, Lộ Tây thuộc huyện Long Lăng, tây nam tỉnh Vân Nam, đặc biệt là khu tự trị Đức Hoành. Người A Xương có tiếng nói riêng thuộc nhóm Tạng Miến thuộc hệ Hán-Tạng nhưng lại không có chữ viết riêng đi kèm. Thay vào đó họ thường sử dụng chữ Hán. Họ cũng sống ở Myanmar, nơi họ được gọi là Maingtha (tiếng Miến Điện: မိုင်းသာလူမျိုး) ở bang ShanNgochang ở bang Kachin .

Người A Xương Hộ-tát (戶撒) sống tại Lũng Xuyên sử dụng thổ ngữ riêng và tự coi là một dân tộc khác; tuy nhiên họ không được công nhận vào năm 1950. Người Hộ-tát bị Hán hóa hơn người A-xương. Chẳng hạn trong nhà của người Hộ-tát thường có ban thờ tổ tiên theo kiểu Nho giáo. Về mặt tôn giáo, đa phần người Hộ-tát theo Phật giáo tiểu thừaĐạo giáo.

Tham khảo

Liên kết ngoài

  • Thông tin về người A-xương trên TravelChinaGuide
  • x
  • t
  • s

A Xương  • Bạch  • Bảo An  • Blang (Bố Lãng)  • Bố Y  • Kachin (Cảnh Pha)  • Cao Sơn  • Hà Nhì (Cáp Nê)  • Tráng  • Jino (Cơ Nặc)  • Dao  • Lô Lô (Di)  • Yugur (Dụ Cố)  • Uyghur (Duy Ngô Nhĩ)  • Xa
Daur (Đạt Oát Nhĩ)  • Độc Long • Động  • Đông Hương  • Palaung (Đức Ngang)  • Nanai (Hách Triết)  • Hán  • Miêu  • Hồi  • Kazakh (Cáp Tát Khắc)  • Kirgiz (Kha Nhĩ Khắc Tư)  • Khơ Mú  • Khương  • Kinh  • Lhoba (Lạc Ba)
La hủ (Lạp Hỗ)  • Lật Túc (Lật Túc)  •  • Mãn  • Mảng  • Mao Nam  • Monpa (Môn Ba)  • Mông Cổ  • Mulao (Mục Lão)  • Naxi (Nạp Tây)  • Nga (Nga La Tư)  • Evenk (Ngạc Ôn Khắc)  • Oroqen (Ngạc Luân Xuân)  • Cờ lao (Ngật Lão)  • Va (Ngõa)  • Nộ  • Uzbek (Ô Tư Biệt Khắc)  • Pumi (Phổ Mễ)  • Salar (Tát Lạp)  • Shan  • Tạng  • Thái  • Tajik (Tháp Cát Khắc)  • Tatar (Tháp Tháp Nhĩ)  • Thổ  • Thổ Gia  • Thủy  • Tích Bá  • Triều Tiên  • Nhật Bản

Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s