Trường Đại học Ngoại thương cơ sở II

Trường Đại học Ngoại thương cơ sở II
Foreign Trade University, Ho Chi Minh City Campus
Phù hiệu trường
Địa chỉ
15 D5, phường 25, quận Bình Thạnh
, ,
Thông tin
Tên cũTrường Cán bộ Ngoại giao – Ngoại thương
LoạiTrường đại học hệ công lập
Khẩu hiệuChất lượng – Uy tín – Hiệu quả – Chuyên nghiệp – Hiện đại
Thành lập16 tháng 7 năm 1993; 30 năm trước (1993-07-16)
Hiệu trưởngKhông có
Giảng viên528 người
Số Sinh viênKhoảng 3.500
Websitehttp://cs2.ftu.edu.vn/
Thông tin khác
Viết tắtFTU2
Thành viên củaTrường Đại học Ngoại thương
Thống kê
Xếp hạng
Xếp hạng quốc gia
uniRank(2018)15[1]

Trường Đại học Ngoại Thương cơ sở II (tiếng Anh: Foreign Trade University Ho Chi Minh City CampusFTU2) là cơ sở đào tạo phía Nam của trường Trường Đại học Ngoại thương tại Hà Nội, đại học chuyên ngành kinh tế đầu ngành tại Việt Nam, thành viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường được thành lập dựa trên nhu cầu đào tạo cán bộ trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh quốc tế của các tỉnh thành phía Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. Được thành lập theo Quyết định số 1485/GD-ĐT ngày 16 tháng 7 năm 1993 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.[2]

Lịch sử

Ngày 20/6/1962, theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Khoa Quan hệ Quốc tế tách khỏi Trường Đại học Kinh tế - Tài chính để thành lập Trường Cán bộ Ngoại giao - Ngoại thương trực thuộc Bộ Ngoại giao. Trường Cán bộ Ngoại giao - Ngoại thương có trụ sở đặt tại làng Láng, tỉnh Hà Đông cũ nay là phường Láng Thượng, trên khu đất của Trường Đại học Ngoại thương và Học viện Ngoại giao hiện nay.

Ngày 05/8/1967, theo đề nghị của Bộ Ngoại giao và Bộ Ngoại thương, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ký Quyết định số 123/CP 7 chia tách Trường Cán bộ Ngoại giao - Ngoại thương thành hai trường: Trường Ngoại giao (nay là Học viện Ngoại giao) trực thuộc Bộ Ngoại giao và Trường Ngoại thương thuộc Bộ Ngoại thương (nay là Bộ Công Thương). Tên hiệu chính thức của Trường Đại học Ngoại thương có từ thời gian này.

Năm 1985, Trường Đại học Ngoại thương chuyển từ Bộ Ngoại thương sang trực thuộc Bộ Đại học và Trung học Chuyên nghiệp (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Ngày 16/7/1993, xuất phát từ nhu cầu cán bộ trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh quốc tế của Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành phía Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương tại Thành phố Hồ Chí Minh đã được thành lập theo Quyết định số 1485/GD-ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tuyển sinh

Trình độ đại học:

  • Ngành Kinh tế: chuyên ngành kinh tế đối ngoại.
  • Ngành Tài chính – Ngân hàng: chuyên ngành tài chính quốc tế.
  • Ngành Quản trị kinh doanh: chuyên ngành Quản trị kinh doanh quốc tế.
  • Ngành Kế toán: chuyên ngành kế toán – kiểm toán.

Trình độ thạc sĩ:

  • Thạc sĩ Quản trị kinh doanh.
  • Thạc sĩ Quản trị kinh doanh – điều hành cao cấp (eMBA).

Trình độ tiến sĩ:

  • Tiến sĩ Quản trị kinh doanh.

Chất lượng đào tạo

Đội ngũ giảng viên

Tính đến tháng 12 năm 2015, trường có 220 giảng viên. Trong đó có 1 giáo sư, 16 phó giáo sư, 53 tiến sĩ và 150 thạc sĩ.[3]

Báo cáo công khai tài chính

Báo cáo công khai tài chính của Trường Đại học Ngoại Thương
STT Nội dung Năm 2016
1 Tổng nguồn thu hợp pháp 315,1 tỉ đồng
2 Thu ngân sách 11,1 tỉ đồng
3 Thu học phí, lệ phí tuyển sinh 213,3 tỉ đồng
4 Thu lao động dịch vụ 3,4 tỉ đồng
5 Nguồn thu từ tiền tài trợ và nguồn thu khác 87,3 tỉ đồng

Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ, giáo viên

Trong thời gian đầu mới thành lập, Cơ sở II chỉ có 02 cán bộ hầu hết các hoạt động đều được chỉ đạo trực tiếp từ Cơ sở I Hà Nội. Điều này gây ra một số bị động nhất định trong việc triển khai công tác. Với quy mô đào tạo ngày càng tăng, Cơ sở II đã nhanh chóng củng cố cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ, giáo viên. Hiện tại, Cơ sở II có hơn 100 cán bộ, giáo viên cơ hữu hiện đang công tác tại 11 Ban và 05 Bộ môn.

Ban

  1. Ban Tổ chức - Hành chính;
  2. Ban Kế hoạch - Tài chính;
  3. Ban Quản lý đào tạo;
  4. Ban Công tác chính trị & Sinh viên;
  5. Ban Đào tạo quốc tế;
  6. Ban Quản trị thiết bị;
  7. Ban Quản lý Khoa học & Hợp tác quốc tế;
  8. Ban Khảo thí & Đảm bảo chất lượng;
  9. Ban Truyền thông & Quan hệ đối ngoại;
  10. Ban Thư viện;
  11. Ban Công tác Đảng & Đoàn thể.

Bộ môn

  1. Bộ môn Khoa học cơ bản;
  2. Bộ môn Kinh doanh & Thương mại quốc tế;
  3. Bộ môn Ngoại ngữ;
  4. Bộ môn Kinh tế - Luật;
  5. Bộ môn Quản trị kinh doanh & Tài chính - Kế toán

Tham khảo

  1. ^ “UniRank”.
  2. ^ “Giới thiệu Cơ sở II tại TP. Hồ Chí Minh”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 7 năm 2019.
  3. ^ “Báo cáo công khai của trường” (PDF).

Liên kết ngoài

  • Website của Trường Đại Học Ngoại Thương Thành phố Hồ Chí Minh
  • x
  • t
  • s
Trường Đại học Ngoại thương (FTU)
Tổ chức
  • Bí thư, Hiệu trưởng: Bùi Anh Tuấn
  • Chủ tịch Hội đồng trường: Lê Thị Thu Thủy
    Hiệu phó: Đào Ngọc Tiến, Phạm Thu Hương
  • Giám đốc cơ sở: Nguyễn Xuân Minh (II), Nguyễn Phúc Hiền (III)
Đơn vị
Đào tạo
Kinh tế
  • Kinh tế đối ngoại
  • Thương mại quốc tế
  • Kinh tế quốc tế
  • Kinh tế & Phát triển quốc tế
Quản trị & Kinh doanh
  • Kinh doanh quốc tế
  • Quản trị kinh doanh quốc tế
  • Quản trị khách sạn
  • Logistics & quản lý chuỗi cung ứng
Tài chính
  • Tài chính quốc tế
  • Phân tích & Đầu tư tài chính
  • Ngân hàng
  • Kế toán – Kiểm toán
Pháp luật
  • Luật Thương mại quốc tế
  • Luật Kinh doanh quốc tế
Ngoại ngữ
  • Tiếng Anh thương mại
  • Tiếng Trung thương mại
  • Tiếng Pháp thương mại
  • Tiếng Nhật thương mại
Liên kết quốc tế
  • Quản trị (Việt NamHàn Quốc/Pháp)
  • Quản trị tài chính
  • Quản trị khách sạn
  • Quản trị Sáng tạo (Nantes)
  • Thương mại & Kinh tế Á Âu
  • Báo chí và Truyền thông
Sau đại học
  • Chính sách & Luật thương mại quốc tế (MITPL)
  • Điều hành cao cấp (EMBA)
  • Luật Kinh tế
  • Kinh tế thế giới
Tuyển sinh
  • Xét tuyển học sinh ưu tú quốc gia
  • Xét tuyển chứng chỉ quốc tế và kết quả trung học phổ thông
  • Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia
  • Đánh giá năng lực
Văn hóa Ngoại thương
  • Tạp chí Kinh tế đối ngoại
  • Tạp chí Kinh tế quốc tế
Hoạt động sinh viên
  • Đoàn Thanh niên Trường Đại học Ngoại thương
  • Hội Sinh viên Trường Đại học Ngoại thương
  • Hội Cựu sinh viên Trường Đại học Ngoại thương
  • Thể loại Thể loại
  • Cổng thông tin Tiếng Việt
  • Cổng thông tin Việt Nam
Hình tượng sơ khai Bài viết chủ đề giáo dục này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s