Trận Dương Liễu – Đèo Nhông

Trận Đèo Nhông
Một phần của Chiến tranh Việt Nam

Tượng đài Chiến thắng Đèo Nhông
Thời gian7 tháng 2 - 8 tháng 2 năm 1965
Địa điểm
Kết quả Quân Giải phóng chiến thắng
Tham chiến
Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam Quân lực Việt Nam Cộng hòa
Lực lượng
1 trung đoàn + dân quân địa phương 2 tiểu đoàn bộ binh
1 chi đoàn thiết giáp
Thương vong và tổn thất
Không rõ 600 - 700
  • x
  • t
  • s
Trận đánh và Chiến dịch trong Chiến tranh Việt Nam
Giai đoạn Mỹ thực hiện
Chiến tranh đặc biệt (1960-1964)

Lào  • Sunrise  • Ấp Bắc  • Gò Công  • Hiệp Hòa  • Chà Là  • 34A  • Long Định  • Quyết Thắng 202  • USNS Card  • Nam Đông  • An Lão  • Bình Giã  • Pleiku  • Sông Bé  • Ba Gia  • Đồng Xoài  • Ka Nak  • Đèo Nhông


Giai đoạn Mỹ thực hiện
Chiến tranh cục bộ (1964-1969)

Núi Thành  • Starlite  • Vạn Tường  • Chu Lai  • Hump  • Đông Xuân  • Hiệp Đức – Đồng Dương  • Đồng Dương  • Cẩm Khê  • Gang Toi  • Bàu Bàng  • Plei Me  • Ia Đrăng  • Crimp  • Masher  • Kim Sơn  • A Sầu  • Hà Vy  • Bông Trang-Nhà Đỏ  • Võ Su  • Birmingham  • Cẩm Mỹ  • Hastings  • Prairie  • Đức Cơ  • Long Tân  • Beaver Cage  • Attleboro  • Bồng Sơn  • Bắc Bình Định  • Tây Sơn Tịnh  • Bắc Phú Yên  • Tân Sơn Nhất '66  • Sa Thầy '66  • Tây Ninh '66  • Quảng Ngãi  • Cedar Falls  • Tuscaloosa  • Quang Thạnh  • Bribie  • Junction City  • Francis Marion  • Union  • Đồi 881  • Malheur I và II  • Baker  • Union II  • Buffalo  • 2 tháng 6  • Quang Thạnh  • Hong Kil Dong  • Suoi Chau Pha  • Swift  • Wheeler/Wallowa  • Medina  • Ông Thành  • Lộc Ninh '67  • Bàu Nâu  • Kentucky  • Sa Thầy '67  • Đắk Tô '67  • Phượng Hoàng  • Khe Sanh  • Huội San  • Chư Tan Kra  • Tây Ninh 68  • Coburg  • Tết Mậu Thân  • Sài Gòn 68  • Huế  • Quảng Trị 68  • Làng Vây  • Lima Site 85  • Toàn Thắng I  • Delaware  • Mậu Thân (đợt 2)  • Khâm Đức  • Coral–Balmoral  • Hoa Đà-Sông Mao  • Speedy Express  • Dewey Canyon  • Taylor Common  • Đắk Tô '69  • Long Khánh '69  • Đức Lập '69  • Phước Bình '69  • Tết '69  • Apache Snow  • Đồi Thịt Băm  • Twinkletoes


Giai đoạn Mỹ thực hiện
"Việt Nam hóa chiến tranh" (1969-1975)

Bình Ba  • Pat To  • Texas Star  • Campuchia I  • Campuchia II  • Kompong Speu  • Prey Veng  • Snoul  • Căn cứ Ripcord  • Tailwind  • Chenla I  • Jefferson Glenn  • Sơn Tây  • Lam Sơn 719  • Bản Đông  • Đồi 723  • Chenla II  • CCHL Mary Ann  • Long Khánh  • Núi Lệ  • Chiến cục 1972  • Xuân hè  • Trị Thiên-Huế  • Quảng Trị 1972 (lần 1)  • Quảng Trị 1972 (lần 2)  • Tây Nguyên-Bắc Bình Định  • Bắc Tây Nguyên  • Đắk Tô 1972  • Kontum  • Đông Nam Bộ  • Nguyễn Huệ  • Lộc Ninh 72  • An Lộc  • Cửa Việt  • Ấp Đá Biên  • Tam giác sắt  • Thượng Đức  • La Sơn 74  • Hưng Long  • Xuân '75  • Phước Long  • Tây Nguyên  • Huế-Đà Nẵng  • Phan Rang-Xuân Lộc  • Hồ Chí Minh  • Xuân Lộc  • Sài Gòn '75


Các trận đánh và chiến dịch không quân

Farm Gate  • Chopper  • Ranch Hand  • Mũi Tên Xuyên  • Barrel Roll  • Pony Express  • Flaming Dart  • 'Iron Hand  • Sấm Rền  • Steel Tiger  • Arc Light  • Tiger Hound  • Shed Light  • Hàm Rồng  • Bolo  • Popeye  • Yên Viên  • Niagara  • Igloo White  • Giant Lance  • Commando Hunt  • Menu  • Patio  • Freedom Deal  • Không kích Bắc Việt Nam '72  • Linebacker I  • Enhance Plus  • Linebacker II  • Homecoming  • Tân Sơn Nhất '75  • Không vận Trẻ em  • New Life  • Eagle Pull  • Frequent Wind


Các trận đánh và chiến dịch hải quân

Vịnh Bắc Bộ  • Market Time  • Vũng Rô  • Game Warden  • Sea Dragon  • Deckhouse Five  • Bồ Đề-Nha Trang  • Sealords  • Hải Phòng  • Đồng Hới  • Custom Tailor  • Hoàng Sa  • Trường Sa

 • Mayaguez

Trận Dương Liễu - Đèo Nhông là một trận đánh trong Chiến tranh Việt Nam, diễn ra tại Dương Liễu và Đèo Nhông (nằm trên Đường số 1), thuộc địa bàn huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định, giữa Trung đoàn 2 (tức Trung đoàn An Lão, Sư đoàn 3 Sao Vàng) của Quân Giải phóng miền Nam và 2 tiểu đoàn bộ binh, 1 chi đoàn thiết giáp của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Ngày kỷ niệm trận đánh này thường được tính theo Âm lịch (mùng 5 tháng Giêng, có tài liệu nói là ngày 5 tháng 1 Dương lịch), nhưng có tài liệu cho rằng trận đánh diễn ra từ ngày 7 tháng 2 đến 8 tháng 2 năm 1965.[1]

Diễn biến

Mùa xuân năm 1965, để phối hợp với chiến trường toàn miền Nam và giành quyền chủ động trên địa bàn Phù Mỹ, Bộ tư lệnh Mặt trận A1 được nhanh chóng thành lập theo sự chỉ đạo của Khu ủy Khu V, Bộ tư lệnh Quân khu V và Tỉnh ủy Bình Định. Ngay sau đó, đồn Dương Liễu (nay là đồi Sa Lem) được chọn làm điểm tiến công đầu tiên của QGP.

Vào lúc 0 giờ 30 phút đêm mùng 4 rạng sáng mùng 5 Tết Ất Tỵ (tức vào khoảng ngày 6 tháng 2 năm 1965), lực lượng chủ công của Tiểu đoàn 2, thuộc Trung đoàn 2 cùng bộ đội địa phương huyện Phù Mỹ đã bí mật, bất ngờ tập kích vào đồn Dương Liễu. QGP nhanh chóng làm chủ trận địa chỉ sau 10 phút, diệt gọn 1 đại đội Cộng hòa và 4 trung đội dân vệ của QLVNCH, làm chết gần 200 quân địch, thu 170 súng và nhiều quân trang, quân dụng các loại [cần dẫn nguồn]. Tuyến phòng thủ của VNCH dọc Đường số 1 ở phía Bắc Bình Định bị uy hiếp nặng.

Nhận định đồn Dương Liễu là vị trí quan trọng, đối phương sẽ đưa quân lên tái chiếm, trên đường hành quân sẽ phải qua Đèo Nhông nên Trung đoàn An Lão đã bố trí Tiểu đoàn 1 và Tiểu đoàn 3 phục kích tại khu vực này.

Trước thất bại ở cứ điểm Gia Hựu (Hoài Nhơn) và đồn Dương Liễu, quân VNCH phản ứng trong thế cảnh giác. Sau 2 ngày thăm dò, ngày mùng 7 Tết, QLVNCH cho 2 tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 41 cùng 2 chi đội xe bọc thép M-113, có cả pháo binh và máy bay chiến đấu yểm trợ theo Đường số 1 từ quận lỵ Phù Mỹ tiến ra Dương Liễu nhằm giải tỏa, tái chiếm. Trên đường kéo quân đến Đèo Nhông, mặc dù đã trinh sát kỹ, ném bom và bắn phá ác liệt dọc hai bên đường nhưng QLVNCH vẫn không phát hiện được lực lượng phục kích của đối phương. Trong khi đó, tuy bị bom pháo địch bắn phá liên tục dọc đường gây một số thương vong, nhưng các binh sĩ Quân Giải phóng vẫn bình tĩnh chờ lệnh xuất kích. Đến 14 giờ cùng ngày, khi đội xe và bộ binh địch đi đầu chạm trán sát tuyến phục kích của QGP tại Đèo Nhông, lực lượng Tiểu đoàn 1 QGP đã nhanh chóng khép kín vòng vây bằng cách khóa đuôi tại Đá Dốc (Diêm Tiêu) và toàn bộ lực lượng của QLVNCH đều nằm gọn trong đội hình phục kích và bị tấn công. Từ các điểm cao, hỏa lực của QGP cấp tập nhả đạn vào đúng đội hình trung tâm của đối phương. Trận đánh diễn ra quyết liệt. Tuy bị đánh bất ngờ nhưng với số đông, vũ khí trội hơn nên phía VNCH chống trả khá quyết liệt. Các trận địa pháo của họ cùng các tốp máy bay chiến đấu nã pháo, bom ào ạt xuống trận địa, nhưng không ngăn nổi bước tiến của QGP. QGP nhanh chóng áp sát đội hình địch, dùng chiến thuật cá nhân đánh giáp lá cà nhằm vô hiệu hóa hỏa lực đối phương.

Đến 16 giờ 30 phút cùng ngày, QGP hoàn toàn làm chủ trận địa, xóa sổ 2 chi đội xe bọc thép của QLVNCH. Bị thiệt hại nặng nề, chiều mùng 7 Tết, phân đội M-113 gồm 3 chiếc cùng lực lượng còn lại của QLVNCH rút lên Phù Mỹ.[2][3]

Kết quả

Sau 2 giờ chiến đấu tại Đèo Nhông QGP đã diệt hơn 700 quân đối phương, bắn cháy 4 máy bay, diệt 10 xe bọc thép M-113, bắt sống 2 xe, thu toàn bộ vũ khí, khí tài và các loại quân dụng khác [cần dẫn nguồn]. Ngày nay, ngày kỷ niệm chiến thắng Dương Liễu - Đèo Nhông đã trở thành một ngày lễ có ý nghĩa quan trọng về văn hóa của tỉnh Bình Định. Lễ hội Chiến thắng Đèo Nhông - Dương Liễu diễn ra vào mùng 5 tháng Giêng Âm lịch hằng năm được coi là một trong những ngày hội truyền thống lịch sử của người dân Phù Mỹ và Bình Định.[2]

Chú thích

  1. ^ 5 đường mòn Hồ Chí Minh, Đặng Phong, Nhà xuất bản Tri Thức.
  2. ^ a b “ĐÈO NHÔNG - DƯƠNG LIỄU, www.cinet.gov.vn”. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2011.
  3. ^ Phản kích ở đèo Nhông, www.qdnd.vn